ĐỀ I

__Link Các Đề Thi Khác Ở Cuối Bài Viết, Sau Phần Đáp Án__
Câu 1
(8,0 điểm)

       Truyền thống đầu năm 2017 phản ánh về tinh thần chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, đốt vàng mã ở một số lễ hội như sau:

        “Sáng ngày 2 – 2 (mùng 6 tháng giêng) lễ hội chùa Hương đã long trọng diễn ra. Sau khi kết thúc màn khai hội, một nhà sư đã có hành động phát lộc (dây chỉ đỏ đeo cổ có hình đức Phật)... Hành động này đã khiến du khách chen lấn, xô đấy, giành giật, gây ra hình ảnh không đẹp mắt tại nơi thờ tự.”

                                               (Theo An ninh Thủ đô, ngày 3 tháng 2 năm 2017)

        “Tại sân đền Thiên Trường, cảnh cướp lộc cầu may lại tái diễn. Những người vào đến đền đầu tiên lập tức lao đến bàn thờ Trung Thiên đặt ở sân đền và bàn thờ trong đề giật lấy bất cứ cành lộc, hoa nào đang bày tại đây để làm vật cầu may.

Bạn đang xem: Đề Thi Học Sinh Giỏi Văn Lớp 8 Cấp Huyện Có Đáp Án

        Lúc 23 giờ 55 phút, sau khi hoàn thành thủ tục đóng dấu khai ấn, Bân tổ chức quyết định mở hàng rào cho người dân, du khách vào trong đền Thiên trường và Cổ Trạch làm lễ. Ngay lập tức, tại đây diễn ra cảnh chen lấn, xô đẩy, thậm chí leo trèo, dẫm đạp lên nhau để tiến vào đền.”

                                                   (Theo Báo mới, ngày 11 tháng 2 năm 2017)

         “Có lẽ không ở đâu mà lòng thành của người lễ “quy đổi” rõ ràng như ở đền Bà Chúa Kho... Tiến lễ xong, từng đoàn mâm lớn mâm bé lại được đốt thành tro. Nguyên buổi sáng, bể hóa vàng tại đây liên tục được tiếp lửa không ngơi. Tính ra, mỗi năm cả trăm tỷ đồng tiền thật đã được hóa tro tại đây theo cách này.”

(Theo VTV 24, Đốt vàng mã, lãng phí tiền tỉ, Ngày 3 tháng 2 năm 2017)

         Em có suy nghĩ gì về các hiện tượng chen lấn, xô đẩy, cướp lộc cầu may và đốt vàng mã trong các lễ hội như truyền thống nêu trên.                    

Câu 2 (12 điểm)

         Đánh giá về phong trào Thơ mới, ông Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng:

         “Thơ mới thuộc vào mạch văn dân tộc không chỉ ở hình thức mà còn ở nội dung nữa. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là nguồn tình cảm đáng trân trọng nhất của nó...”.

          Qua các bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, “Quê hương” của Tế Hanh và các bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em biết hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là nguồn tình cảm đáng trân trọng nhất của nó...”

__Link Các Đề Thi Khác Ở Cuối Bài Viết, Sau Phần Đáp Án__

Đáp án và thang điểm

 

Câu

NỘI DUNG

Điểm

 

Câu 1 (8,0 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng

- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ ba phần: mở bài -  thân bài – kết bài.

- Diễn đạt ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp ; văn viết trôi chảy, thuyết phục ; dùng từ, đặt câu phù hợp.

- Thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận xã hội.

- Bài viết có ý sáng tạo (nhưng phải phù hợp).

1,0

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

 

2. Yều cầu về nội dung:

2.1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng: chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, đốt vàng mã ở một số lễ hội

2.2. Thân bài:

- Phân tích nguyên nhân:

+ Thể hiện niềm tin mù quáng của con người vào các lực lượng siêu nhiên (thánh, thần, trời, phật,...)

+ Phản ánh sự tham lam, thiếu hiểu biết ở một số người khi tham gia lễ hội.

+ Bộc lộ sự kém cỏi về ý thức văn hóa của một số người khi tham gia lễ hội.

- Đánh giá tác hại:

+ Gây lên tình trạng phản cảm, hỗn loạn, mất trật tự ở chốn tôn nghiêm ; làm mất hình ảnh đẹp đẽ của các danh thắng, di tích trong con mắt du khách.

+ Gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tham gia lễ hội (tranh cướp, xô đẩy nhau có thể dẫn đến thương tích, đánh nhau,...).

+ Tạo điều kiện cho bọn buôn thần bán thánh phát triển, lợi dụng.

+ Lãng phí tiền của.

+ Gây ô nhiễm môi trường.

- Bày tỏ thái độ:

+ Đi lễ chùa, đình, đền đầu năm là một phong tục đẹp của người Việt Nam. Đến chùa, đình, đền con người được thư giãn, vãn cảnh ; được mở rộng hiểu biết về non sông đất nước hoặc truyền thống lịch sử. Đồng thời đến đền, đình, chùa lễ phật, thánh, thần chúng ta thể hiện sự biết ơn đối với tiền nhân và phần nào cũng tạo được tâm lí lạc quan cho con người trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta cần phải đến đình, đền, chùa với một thái độ và hành vi có văn hóa để tạo hình ảnh đẹp cho các lễ hội.

+ Phê phán hiện tượng chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, đốt vàng mã.

- Đề xuất ý kiến: 

+ Các nhà chùa, đình, đền cần phải hướng dẫn, giáo dục du khách, phật tử khi tham gia lễ hội.

+ Nhà nước phải có các biện pháp quản lí : tuyên truyền, giáo dục nhân dân khi tham gia lễ hội ; xử lý nghiêm túc các hiện tượng vi phạm ; tăng cường an ninh bảo vệ các lễ hội.

2.3. Kết bài:

- Khẳng định lại hiện tượng chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, đốt vàng mã ở một số lễ hội là phản cảm, đáng phê phán.

- Rút ra bài học cho bản thân khi tham gia lễ hội.

7,0

0,5



 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

0,5

 

0,5








 

0,5

 

0,5

 

0,5



 

0,25

 

0,25

Câu 2 (12 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng

- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ ba phần: mở bài -  thân bài – kết bài.

- Diễn đạt ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp ; văn viết trôi chảy, thuyết phục ; dùng từ, đặt câu phù hợp.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận (Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là nguồn tình cảm đáng trân trọng nhất của nó), triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp tốt lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

- Bài viết có ý sáng tạo (nhưng phải phù hợp).

1,0

0,25

 

0,25

 

0,25




 

0,25

 

2. yêu cầu về nội dung

2.1. Mở bài : Dẫn dắt và nêu được vấn đề cần làm sáng tỏ

2.2. Thân bài : 

- Giải thích : Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là nguồn tình cảm đáng trân trọng nhất của nó.

      Trong hoàn cảnh mất nước, các tác giả Thơ mới không giống như các nhà thơ yêu nước và cách mạng là trực tiếp tố cáo tội ác của giặc Pháp và bọn tay sai hay trực tiếp kêu gọi đấu tranh, cứu nước mà đã kín đáo gửi gắm lòng yêu nước một cách thầm kín, gián tiếp : ca ngợi vể đẹp của con người và cảnh vật quê hương ; bày tỏ khát khao được tự do và nỗi tủi nhục, mất tự do của thân phận người dan nô lệ ; thể hiện sự luyến tiếc về một vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc đã bị mai một, lãng quên... Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc này là một đóng góp của Thơ mới vào kho tàng thi ca của dân tộc. Nguồn tình cảm này cũng rất quý giá, đáng trân trọng.

- Chứng minh:

      + Ca ngợi vẻ đẹp của con người và cảnh vật quê hương: Quê hương – Tế Hanh.

      + Thể hiện nỗi tủi nhục, mất tự do và khao khát được tự dom của thân phận người dân nô lệ qua hình ảnh con hổ: Nhớ rừng – Thế Lữ.

       + Bày tỏ sự luyến tiếc về một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã bị mai một, lãng quên: Ông đồ - Vũ Đình Liên.

2.3. Kết bài:

- Khẳng định ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh là đúng.

Xem thêm: Bộ Đề Thi Anh Văn Lớp 5 : 5 Dạng Bài Tập Phổ Biến Nhất, Đề Thi Tiếng Anh Lớp 5 Mới Nhất

- Rút ra thái độ của mình với các tác phẩm Thơ mới có nội dung yêu nước, có tinh thần dân tộc: trân trọng, giữ gìn...

11

1,0

 

1,5
















 

2,5

 

2,5

 

2,5



 

0,5

0,5


Đề Thi Khác:

-  Đề Thi Học Sinh Giỏi Văn Lớp 8 Cấp Huyện Có Đáp Án

-  Đề I : Đề Thi Học Sinh Giỏi Văn Lớp 8 Cấp Huyện Có Đáp Án

-  Đề II: ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN 8 – PHÒNG GD VÀ ĐT HẠ HÒA NĂM HỌC 2016 - 2017


-  ĐỀ III: ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN 8 – HUYỆN YÊN PHONG NĂM HỌC 2017-2018

-  ĐỀ IV: ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN 8 – HUYỆN YÊN PHONG NĂM HỌC 2018-2019

-  Đề V:  
ĐỀ KHẢO SÁT HSG CẤP THÀNH PHỐ - THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM HỌC: 2016 - 2017

-  ĐỀ VI: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 HUYỆN LỤC NAM NĂM HỌC 2016 – 2017

Đề VII: Phòng GD&ĐT Nam Trực Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 8 Cấp Huyện Năm Học 2017- 2018

-  Đề VIII: ĐỀ THI OLYMPIC CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN THI: Ngữ văn 8

Đề IX: Đề Khảo Sát Học Sinh Giỏi Cấp Huyện  Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Phú Xuyên

Đề X: PHÒNG GD& ĐT QUỐC OAI  ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN   NĂM HỌC 2017 - 2018