Để ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao môn địa lí trong kỳ thi THPT QG năm 2020 thì điều đầu tiên các em cần nắm được cấu trúc đề thi. Hay nói cách khác là các bạn cần nắm được Ma trận đề thi THPT QG môn địa lí 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên có một thực tế “khá buồn” là các năm Bộ không công bố ma trận đề thi các môn mà thay vào đó chỉ công bố đề thi thử nghiệm và đề thi minh họa mà thôi.

Bạn đang xem: Ma trận đề thi thpt quốc gia 2020 môn địa

1. Căn cứ để xác định Ma trận đề thi THPT QG môn địa lí 2020

Ma trận đề thi có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiếnlược dạy học và ôn tập cho cả GV và HS, vậy để xác định được cấu trúc đề thi mônđịa lí năm 2020 chúng ta dựa vào đâu? Với việc Bộ Giáo dục và Đào tạo khôngcông bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2020, nên căn cứ quan trọng để thísinh xây dựng kế hoạch ôn tập chính là dựa vào bộ đề thi năm 2019.

Sau khi ngâm cứu đề thi minh họa và đề thi THPT QG môn địa lí năm2019 của ông bộ thì abzan.net xin đưara bảng ma trận đề thi THPT QG môn địa lí năm 2020 để các bạn tham khảo nhưsau:

2. Cấu trúc Matrận đề thi THPT QG môn địa lí

Chuyên đề Cấp độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Địa lí khu vực và Quốc gia 0 2 0 0 2
Địa lí Tự nhiên 3 2 0 0 5
Địa lí Dân cư 1 1 0 0 2
Địa lí các ngành kinh tế 1 1 3 1 6
Địa lí các vùng kinh tế 0 1 5 4 10
Thực hành kĩ năng địa lí 8 3 2 2 15
Tổng 13 10 10 7 40
Điểm: 3.25 Tỉ lệ: 32.5% Điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% Điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% Điểm: 1.75 Tỉ lệ: 17.5%

3. Phân tích
Ma trận đề thi THPT QG môn địa lí

Trong đề thi có các mức độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụngcao theo tỉ lệ.

– Phần kiến thức: 25câu hỏi trắc nghiệm x 0.25 điểm = 6.25 điểm chiếm 62.5%

– Phần kĩ năng: 15câu hỏi trắc nghiệm x 0.25 điểm = 3.75 điểm chiếm 37.5%

Trong phần kĩ năng địa lí có những chuẩn kĩ năng được kiểm tra bao gồm: Nhận dạng biểu đồ (với các loại câu hỏi như: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?, Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?)

Dạng câu hỏithứ hai trong phần kĩ năng là yêu cầu
HS phân tích, nhận xét bảng số liệu với câu hỏi bắt đầu với các cụm từ như: Nhận định nào sau đây đúng/không đúng vớibảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

Dạng câuhỏi thứ ba trong phần kĩ năng làcâu hỏi yêu cầu HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời, câu dẫnví dụ như Căn cứ Atlat ĐLVN trang…, hãycho biết…Dạng câu hỏi này HS phải có Atlat ĐLVN để trả lời. Nếu các em khai thác tốt Atlat thì đây được coi như phần “cho điểm” giúp các em thoát điểm liệt.Những câu hỏi thực hành bao gồm cả Atlat và biểu đồ, bảng số liệu đều thuộc dạngnhận xét.

– Có hai câu hỏi thuộc chươngtrình Địa lí 11 Địa lí Khu vựcvà Quốc gia: Có 2 câu hỏi hỏi ứng với 0,5 điểm thuộc chuyên đề này, cả hai câuđều thuộc cấp độ thông hiểu. Đây là chuyên đề trọng tâm của phần Địa lí lớp 11,và là chuyên đề duy nhất của lớp 11 xuất hiện trong đề thi. Nội dung chủ yếu đượcnhắc đến trong đề thi là về Đông Nam Á, không có những câu hỏi về các nội dungkhác như Hoa Kì, Liên bang Nga, Tây Âu. Những nội dung này khá gần gũi với địalí Việt Nam, tạo thuận lợi cho học sinh trong quá trình học tập.

– Nội dung của đề thi cótính hệ thống và rải đều chương trình:Địa lí 12 38 câu, Địa lí 11 bao gồm 2 câu cụ thể:

Địa lí tự nhiên:Có 5 câu hỏi hỏi ứng với 1,25 điểm thuộc chuyên đề này. Trong đó, có 3 câu nhậnbiết, 2 câu thông hiểu, không có câu vận dụng và vận dụng cao.

Địa lí dân cư: Có 2 câu hỏinhận biết ứng với 0,5 điểm thuộc chuyên đề này. Câu hỏi tập trung vào vấn đềdân cư và đô thị hóa ở nước ta. Đây hai là chuyên đề ngắn nên số lượng câu hỏiluôn ít hơn những chuyên đề còn lại, so với đề thi năm 2018, lượng câu hỏi tăngtừ 1 lên 2 câu. Không có câu hỏi về nội dung nguồn lao động và vấn đề việc làm.

Địa lí ngành kinh tế:Có từ 6 câu hỏi ứng với 1,5 điểm thuộc chuyên đề này. Ở chuyên đề này các câu hỏitrải đều từ cấp độ nhận thức đến vận dụng cao. Đây là một trong hai chuyên đềlí thuyết có số lượng câu hỏi lớn nhất của đề thi. Được xem là một chuyên đề trọngtâm. Các câu hỏi phân bổ đều vào các chuyên đề ngành nông nghiệp, thuỷ sản, dulịch, giao thông vận tải, biển đảo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, … Những vấnđề được hỏi trong đề thi đều là những vấn đề thời sự, đáng quan tâm.

Địa lí vùng kinh tế:Có 10 câu hỏi ứng với 2,5 điểm thuộc chuyên đề này. Các câu hỏi ở chuyên đề nàytrải đều từ cấp độ nhận thức đến vận dụng cao, không có câu hỏi nhận biết.

Cùngvới chuyên đề Địa lí các ngành kinh tế, đây là chuyên đề có số lượng câu hỏi líthuyết lớn nhất và số lượng câu hỏi vận dụng nhiều nhất. Các câu hỏi trải đều ởcác nội dung, các vùng kinh tế của cả nước và cả vấn đề vùng kinh tế trọng điểm.Không có sự tập trung đặc biệt vào vùng kinh tế nào. Các câu hỏi trải đều từ cấpđộ nhận biết đến vận dụng cao.

Trong đề thi không có câu hỏi kiểm tra số liệu hay đi vào quá chi tiết, mà chủ yếu là kiểm tra đặc trưng của các đối tượng địa lí. Vì vậy các em không cần phải nhớ những số liệu chi tiết, câu hỏi dạng như “Hãy cho biết dân số nước ta năm 2019 là bao nhiêu triệu người?” sẽ không bao giờ có.

a. Ma trận đề thi tham khảo môn Địa lí năm 2020 của Bộ GD và ĐT.

Ma trận đề thi tham khảo môn Địa lí năm 2020 của Bộ GD và ĐT

b. Phân tích Ma trận đề thi tham khảo môn Địa lí năm 2020 của Bộ GD và ĐT.

– Phân theo chương trình đã học:

+ Nội dung chương trình Địa lí lớp 11: 2/40 câu.

+ Nội dung chương trình Địa lí lớp 12: 38/40 câu.

– Phân theo hình thức bài học

+ Phần lí thuyết: 24/40 câu.

+ Phần thực hành: 16/40 câu 12 câu đọc Atlat Địa lí Việt Nam (11 câu nhận biết, 1 câu phân tích Atlat); 4 câu thực hành về biểu đồ và bảng số liệu (1 câu phân tích bảng số liệu, 1 câu phân tích biểu đồ, 1 câu nhận dạng biểu đồ và 1 câu đọc nội dung biểu đồ).

– Phân theo chủ đề/chuyên đề

+ Địa lí khu vực Đông Nam Á: 2/40 câu.

+ Địa lí Tự nhiên Việt Nam: 11/40 câu.

+ Địa lí dân cư Việt Nam: 3/40 câu.

+ Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: 14/40 câu.

+ Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam: 10/40 câu.

– Phân theo mức độ nhận thức

+ Nhận biết: 16/40 câu.

+ Thông hiểu: 12/40 câu.

+ Vận dụng thấp: 8/40 câu.

+ Vận dụng cao: 4/40 câu.

– So với đề thi THPT quốc gia năm 2019 thì đề thi tham khảo năm 2020 có độ khó “nhẹ nhàng” hơn. Trong đó 70% thuộc nội dung kiến thức cơ bản; 20% câu hỏi mức độ vận dụng và 10% câu hỏi ở mức độ vận dụng cao.

+ Tỷ lệ 30% các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao thuộc về phần Địa lí 11; phần học kỳ I và đầu học kỳ II của lớp 12.

+ Nội dung phần cuối học kỳ II lớp 12 chủ yếu là câu hỏi nhận biết và thông hiểu.

+ Phần lớn nội dung câu hỏi đều thuộc nội dung học kỳ II, các câu dạng vận dụng nâng cao cũng nằm trong phần này. Tuy nhiên, với đề thi tham khảo năm nay, phần lớn nội dung câu hỏi đều thuộc nội dung học kỳ I, các câu dạng vận dụng nâng cao cũng nằm trong học kỳ I.

Trên đây Admin đã trình bày một số vấn đề xoay quanh Ma trận đề thi THPT QG môn địa lí 2020, có ý kiến nào hay ho hơn các bạn hãy để lại Comment bên dưới nhé. Nếu thấy hữu ích với bạn hãy cho 1 like nhé. Xin cảm ơn!

Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh bộ đề thi Địa lý phát triển từ đề minh họa lần 2 của Bộ GD&ĐT, tham khảo và chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sắp tới.

Xem thêm: Cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2017 môn lý thpt quốc gia 2017 từ bộ gd&đt

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/chuyenbentre.edu.vn/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí.

*

*

Ma trận đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT 2020 dựa trên đề thi tham khảo lần 2 của Bộ GD&ĐT 

Bộ đề thi dự đoán môn Địa lý tốt nghiệp THPT 2020 dựa trên đề minh họa lần 2 của Bộ GD&ĐT (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Jennie


*

*

*
*
*
*
*
*
*
*

*